23:00
Ngày 17/3 vừa qua, Đoàn – Hội khoa Quản lí Đất đai và Bất động sản đã có một buổi trải nghiệm hành trình với chủ đề “Hướng về chiến sĩ Biệt động Sài Gòn” bằng các hoạt động gặp gỡ, tham quan các di tích lịch sử của cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, qua đó được tìm hiểu kĩ hơn về Đội Biệt động Sài Gòn.

Khởi đầu hành trình, các bạn được đến thăm Sở chỉ huy tiền phương của Biệt động Sài Gòn dưới dáng dấp một cửa tiệm mang tên “Phở Bình”. Theo như bác Ngô Văn Hiệp - người hướng dẫn, tầng trên của quán phở là nơi các chiến sĩ của phân khu 6 bí mật họp hành, chuyển tài liệu và ra chỉ thị cho cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. Được biết, “Phở Bình” đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1988.

Bác Ngô Văn Lập giới thiệu cho các bạn về Sở chỉ huy tiền phương của Biệt động Sài Gòn.

"Phở Bình" - Di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1988 (số 7 Lý Chính Thắng, Phường 8, Q.3).

Tham quan bên trong Sở chỉ huy tiền phương của Biệt động Sài Gòn.

Địa điểm tiếp theo của chuyến đi này là Bia tưởng niệm chiến sĩ Biệt động Sài Gòn. Bia được lấy hình tượng lá cờ Tổ quốc, đốt tre biểu thị sức mạnh đoàn kết dân tộc, kế thừa một nét đặc trưng trong kiến trúc Dinh Độc Lập. Bia tưởng niệm không chỉ thể hiện lòng biết ơn đối với các chiến sĩ thuộc Đội Biệt động Sài Gòn mà còn truyền tải lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho tất cả mọi người.

Thắp hương tại bia để thể hiện lòng biết ơn đối với các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn.

Bia tưởng niệm chiến sĩ Biệt động Sài Gòn (108 đường Nguyễn Du, P.Bến Thành, Q.1).

Hành trình diễn ra rất suôn sẻ và may mắn hơn nữa khi cả đoàn được gặp nữa nhà văn Mã Thiện Đồng – một trong những nhà văn cho ra đời cuốn sách “Biệt động Sài Gòn – chuyện bây giờ mới kể” và được cô chia sẻ rất nhiều  chuyện về chiến dịch mùa xuân năm ấy.

Nữ nhà văn Mã Thiện Đồng chia sẻ về chiến dịch Tết Mậu Thân 1968

Địa chỉ đỏ cuối cùng của chuyến hành trình chính là Hầm chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn. Bên ngoài chỉ là một căn nhà nhỏ vỏn vẹn 37 mét vuông, khi được giới thiệu về quá trình xây hầm và tham quan khu hầm, mọi người không khỏi ngạc nhiên khi biết đây từng là nơi cất giữ hơn 2 tấn vũ khí.

Nghe giới thiệu về Hầm chứa vũ khí Biệt đội Sài Gòn (287/70, Nguyễn Đình Chiểu, P.5, Q.3)

Một số loại vũ khí còn được lưu trữ tại hầm.

Tin: Yến Nhi
Ảnh: Khoa QLĐĐ & BĐS

BAN BIÊN TẬP - NLO

{picture#https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEietiTltDtP3M7xlipnUfhtDmAqUqpU9XDJEXGy7UU342_W5xqUbSAcvUjFH8PdnjSV1TeFqOqZXqPvxZkC37c1BZp86jdieq3SsExKr1Gq_FVc1l5V6Oc7Dx60Ssm1XR4ES0S_7E83X4o/s320/logon.png} Ban Biên tập Công thông tin Tuổi trẻ Nông Lâm TP.HCM xin cảm ơn sự quan tâm của đồng chí đến những thông tin hoạt động của đoàn viên, hội viên, sinh viên Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. {facebook#https://www.facebook.com/tuoitrenonglamtphcm} {twitter#https://www.twitter.com/dongchihau} {instagram#https://www.instagram.com/ngoconghau}
Được tạo bởi Blogger.